Tổng hợp cách chữa nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ

Tổng hợp cách chữa nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ

23/03/2017 Đăng bởi: Trần Thanh Hùng

Khoảng thời gian giao mùa, thời tiết có những chuyển biến mới, cơ thể trẻ sức đề kháng còn non yếu không kịp thích nghi với những biến đổi môi trường xung quanh nên dễ khiến các bé khó chịu và phát sinh nhiều bệnh. Đặc biệt, giác quan ở mũi dễ bị ảnh hưởng nhất. Và dấu hiệu nghẹt mũi hoặc sổ mũi là phổ biến nhất.

Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, khoảng 10% trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi bị biến chứng do bố mẹ thiếu kiến thức chăm sóc, chữa trị cho bé nên bệnh trở nặng thành viêm xoang, viêm phế quản.

Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh khi các con còn quá nhỏ, chưa thể nói ra được. Các mẹ phải thật chú ý tới các con mới nhận ra được sự thay đổi của các con. Vậy biểu hiện của nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ như thế nào? Những nguyên nhân nào? Và các mẹ nên xử lý như thế nào tốt nhất cho con yêu?

 

 

1. Biểu hiện trẻ bị nghẹt mũi

- Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhẹ, bé có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, trẻ thở khò khè và có thể quấy khóc. Trẻ bị nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sổ mũi (chảy nước mũi), hắt hơi. Những trường hợp này, có thể đổi tư thế khi bé nằm, nâng cao đầu hoặc bế đứng thì trẻ sẽ đỡ hơn và dễ thở hơn.

- Khi nghẹt mũi nặng, mà dân gian nhiều nơi vẫn gọi là “cứng mũi” thì bé có thể cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cũng như dẫn đến các bệnh lý khác như viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ hỏng và sinh ra ho đờm.

2. Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi

- Nhiễm khuẩn: đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Nếu bé bị ngạt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thường bệnh chỉ kéo dài 2 – 3 ngày là khỏi. Nếu bị ngạt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần, nếu không chữa trị đúng cách. Ngạt mũi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé, vì vậy bạn nên đưa bé đi khám nếu ngạt mũi kéo dài.

- Cảm lạnh: Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt nhẹ hoặc nhẹ hơn thì nóng người, ho, đau họng, hát hơi, để lâu có thể sổ mũi… Nếu bé chỉ có nghẹt mũi mà không có dấu hiệu khác kèm theo thì có thể đây chỉ là phản ứng của trẻ khi gặp thời tiết lạnh hoặc cũng có thể ăn phải đồ cay.

Nếu là trẻ sơ sinh và bị nghẹt mũi mà không có các dấu hiệu khác thì chỉ là ngạt mũi sơ sinh, nghĩa là chất nhầy của bào thai còn vướng lại trong đường hô hấp của trẻ.

- Dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi, hát hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng.

- Nặng hơn cảm lạnh là cảm cúm (cảm do virus và vi khuẩn tấn công): Bé thường có dấu hiệu mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, hay cuối, và có thể khó thở.

- Mắc kẹt mũi: Đây là trường hợp rất nguy hiểm. Nếu bé chơi và vô tình làm vướng dị vật ở trong mũi có thể gây nên ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu, bé sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.

3. Cách chữa nghẹt mũi an toàn cho trẻ

- Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý

Các mẹ cũng nên chú ý làm sạch mũi cho bé thường xuyên để nhanh chóng chấm dứt chứng nghẹt mũi. Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ cho bé, và dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy gây nghẹt mũi.

Nhưng lưu ý cần nhỏ mũi cho bé đúng cách:

Thực tế là rất nhiều mẹ không biết cách nhỏ mũi đúng cách cho con. Dẫn đến trình trạng con sổ mũi vài ngày sau là bị viêm nhiễm nặng hơn.

Bước 1: Trước khi nhỏ, nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng) rồi mới nhỏ từng bên mũi cho con.

Bước 2: Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, như vậy nhỏ thuốc mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng, đúng cách cho hết các dịch nhày trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.

Bước 3: Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1cm (nhưng không để chạm vào mũi) rồi nhỏ từ từ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn nhẹ cánh mũi vài giây

Với trẻ bị ngẹt mũi, sau khi nhỏ mũi 1-2 phút, ghỉ mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra, mẹ có thể dùng ống hút mũi hút sạch cho con. Hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể hút mũi thêm 1 lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.

- Kê gối cao khi ngủ

Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con không bị mỏi cổ, tuy nhiên không nên kê quá cao.

- Cho trẻ bú nhiều lần:

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khó chịu nên trẻ sẽ bú kém hơn bình thường. Mẹ cần đảm bảo lượng sữa cần thiết cho bé trong ngày bằng cách cho bé bú nhiều lần bất cứ khi nào bé muốn, cho bé uống thêm chút nước giúp đỡ nghẹt mũi hơn. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy nhỏ mũi và hút mũi bé cho thông thoáng, bé sẽ dễ bú hơn và bú được nhiều sữa hơn.

- Nếu bé bị nghẹt mũi kéo dài, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời:

+ Nếu bị viêm họng do vi khuẩn, nên điều trị thêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và thận trong việc dùng thuốc vì một số loại kháng sinh gây dị ứng với cơ thể trẻ. Bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý ngưng điều trị giữa chừng.

+ Nếu bé bị viêm mũi dị ứng, nên sử dụng thuốc chống dị ứng kèm thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ:  

- Chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ:

- Với trẻ < 6 tháng: mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho hệ miễn dịch của trẻ.

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin nhóm B, khoáng chất v.v… Cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Các mẹ nên để bé ngủ tối thiểu 18h/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày đối với trẻ 2 – 6 tuổi và 11h/ngày với trẻ lớn hơn.

- Mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ siro IMMUCEL là sản phẩm  tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, giúp trẻ giảm 80% bệnh nhiễm khuẩn hô hấp đã được các nhà khoa học chứng minh trên lâm sàng. Sản phẩm nhập khẩu từ Châu Âu.

- Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh:

Mẹ cần giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng mũi, cổ, họng là nơi nhạy cảm với thời tiết và mầm bệnh dễ xâm nhập

- Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ.

Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ, nhất là khi có thành viên trong gia đình mắc các chứng bệnh cảm cúm, nhiễm vi khuẩn v.v… Tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc và lau chùi vào những đồ đạc mà người bệnh tiếp xúc mà bé cũng có thể cầm, nắm bởi vi khuẩn nhiễm bệnh có thể bám lại những đồ vật thường ngày khoảng 2 giờ đồng hồ.

- Rửa tay thường xuyên: Nhắc nhở và giúp bé rửa tay thường xuyên sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay sau khi đi chơi về.

- Không dùng chung đồ đạc: Khi bé bắt đầu tự lập trong một số hành động, nên dạy bé không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải, khăn mặt, quần áo… Nên dùng khăn giấy để xì mũi, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Nếu bạn cần được chia sẻ & tư vấn cụ thể hoặc có thắc mắc về bệnh hay gặp ở  trẻ em, bạn có thể liên hệ với bác sĩ và các chuyên gia tư vấn của chúng tôi – chúng tôi luôn lắng nghe & chia sẻ cùng bạn!

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0964320808

Nguồn tham khảo: www.mediproduct.vn

 
 
popup

Số lượng:

Tổng tiền: