TIÊU CHẢY do sử dụng kháng sinh và TRỊ LIỆU MEN VI SINH (PROBIOTIC)

TIÊU CHẢY do sử dụng kháng sinh và TRỊ LIỆU MEN VI SINH (PROBIOTIC)

12/09/2018 Đăng bởi: vũ hải yến

TIÊU CHẢY DO SỬ DỤNG KHÁNG SINH

TRỊ LIỆU MEN VI SINH (PROBIOTIC)

Tiêu chảy là một bệnh đường tiêu hóa rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như:  chế độ ăn không hợp lý và mất an toàn thực phẩm,uống kháng sinh,nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng ...

Hiện nay việc lạm dụng kháng sinh cũng như các mẹ tự mua cho con dùng đang được báo động là nguyên nhân gây tiêu chảy và kháng thuốc. Theo Viện Y học Ứng dụng, cứ 5 trẻ sử dụng kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy.

Tiêu chảy do kháng sinh thường nhẹ và không để lại hậu quả quá nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời

(1) Cơ chế gây tiêu chảy do kháng sinh:

Bình thường trong đường tiêu hóa tồn tại hệ vi khuẩn bao gồm: vi khuẩn có lợi (85%)và có hại (15%). Khi duy trì ở thế cân bằng chúng giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Khi sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng, những lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt và phá vỡ thế cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, tạo thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột và gây ra tiêu chảy.

(2) Dấu hiệu:

Tiêu chảy do kháng sinh có thể xảy ra sau khi dùng kháng sinh 3-4 ngày, với các dấu hiệu sau:

+ Sôi bụng, đau bụng, bụng trướng nhẹ

+ Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng.

+ Các dấu hiệu này có thể hết sau khi ngừng dùng kháng sinh.

+ Một số trường hợp tiêu chảy nhiều lần và kéo dài gây hậu quả: mất nước , rối loạn điện giải (hạ kali máu), rối loạn cân bằng kiềm toan, xuất huyết đường ruột...

+ Ở trẻ nhỏ, tiêu chẩy kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm.

(3) Biện pháp khắc phục

+ Bù nước và điện giải (nước Oresol), tránh các đồ uống có nhiều chất đường, chứa cồn hoặc caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà và cola, có thể làm nặng thêm các triệu chứng.

+ Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế dẫu mỡ, tránh các loại thực phẩm nhiều chất xơ như đậu, quả hạch và rau quả. Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

+ Tùy thuộc nguyên nhân mà bác sĩ có thể cho khuyên bạn dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý:

(*) Do chế độ ăn không đúng, không đảm bảo an toàn: (phải điều chỉnh chế độ ăn)

(*) Do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng: (phải dùng thuốc đặc trị)

(*) Do virus, tác dụng phụ của  kháng sinh và thuốc khác: (phải bù nước điện giải, nâng cao sức đề kháng)

+ Dùng men vi sinh (probiotic):Việc bổ sung men vi sinh để giúp tăng cường lượng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa là rất cần thiết, đặc biệt tiêu chảy do dùng kháng sinh. Giúp kiềm chế vi khuẩn có hại phát triển.

(4) Phòng tiêu chảy do dùng kháng sinh.

+ Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi cần thiết và theo đơn của bác sĩ.

+ Không tự ý mua kháng sinh về  dùng - kháng sinh là thuốc kê đơn uống theo chỉ định của bác sĩ.

+ Nếu đang nằm viện, hãy yêu cầu người chăm sóc rửa tay trước khi cho ăn, tránh gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

+ Đảm bảo chế độ ăn đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh tay trước khi ăn

+ Báo cho bác sĩ nếu đã có tiền sử tiêu chảy do dùng kháng sinh trong quá khứ. Bác sĩ có thể chọn một thuốc kháng sinh ít có khả năng gây ra tiêu chảy nhất hoặc kết hợp với men vi sinh (probiotic).

+ Dùng men vi sinh kết hợp để phòng và trị tiêu chảy. Nên uống men vi sinh cách xa với kháng sinh khoảng 30-60 phút

(5) Vai trò MEN VI SINH trong PHÒNG và TRỊ tiêu chảy do dùng kháng sinh, được công bố trên tạp chí thế giới:

Tạp chí J.Am Acad Nurse Paract tháng 7/2011 :23(6):269-74.(Avadhani A, Miley H, Probiotics for prevention of antibiotics-assoct ated diarrhea and Clostridium difficile –associated disease in hospitalized adults-a meta analysis.J.Am Acad Nurse Paract 2011 Jun:23(6):269-74)

+ Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi dùng men vi sinh (probiotic) giảm được số ngày nằm điều trị tiêu chảy tại các cơ sở y tế lên tới 44% cho nhóm ADD (ỉa chảy cấp khi dùng kháng sinh) và 71% cho nhóm CDAD.(ỉa chảy do Clostridium)

+ Khi không dùng men vi sinh (probiotic), số ngày điều trị kéo dài hoặc nhập viện trở lại thường gặp hơn cho các trường hợp ỉa chảy AAD/ CDAD, dẫn đến hệ quả là chi phí điều trị cao, mất nhiều ngày công lao động của người bệnh. Tổn thất xã hội lớn

+ Cần đưa ra được một chiến lược chung cho việc sử dụng kháng sinh: Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, ưu tiên sử dụng các nhóm có khả năng nhạy cảm cao.

+ Nên sử dụng phối hợp cùng Probiotic (L.acidophillus và L.casei) để giảm các hậu quả gây ra ADD-ỉa chảy cấp khi dùng kháng sinh“CDAD- ỉa chảy do Clostridium.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: