-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Men vi sinh (probiotic) trị tiêu chảy cấp do dùng dùng kháng sinh
31/08/2021 Đăng bởi: vũ hải yến1. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là một bệnh rất thường gặp, đặc biệt ở các nước đang phát triển, còn HẠN CHẾ về vệ sinh phòng dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát bệnh truyền nhiễm,… đặc biệt việc tự ý dùng KHÁNG SINH, không theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp:
- Tự dùng kháng sinh khi bị ho, sốt, khò khè, sổ mũi …. (đặc biệt ở trẻ em)
- Thực phẩm không đảm bảo an toàn, kém chất lượng, không đạt ATTP
- Chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi (thường gặp ở trẻ em, đặc biệt giai đoạn tập ăn dặm)
- Do virus, thường nhiều người bị và có thể gây thành dịch nếu không kiểm soát tốt.
- Do dùng hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư
- Do các bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, Viêm ruột cấp, Viêm đại trực tràng, hội chứng IBS, Crohn, Gert, Dị ứng thức ăn ….
- Do các bệnh mạn tính kèm theo, phải dùng thuốc dài ngày.
- Các trường hợp can thiệp ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, phải dùng kháng sinh dài ngày
- Do ký sinh trùng và nhiều nguyên nhân khác nữa.
2. Vai trò của men vi sinh (probiotic) trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp
Tạp chí J.Am Acad Nurse Paract tháng 7/2011: 23(6):269-74; Đăng tải TỔNG HỢP các bài viết về sử dụng men vi sinh (probiotic) để phòng ngừa và điều trị “tiêu chảy cấp” do dùng kháng sinh.
Hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh không đúng (bán tự do, tự mua tự uống…) ở các nước đang phát triển và chậm phát triển rất phổ biến, gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng cho người bệnh và cho kinh tế xã hội (Việt nam là một trong số các nước như vậy):
Hậu quả:
- Gây tiêu chảy cấp do loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còi xương tăng cao.
- Tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc tăng cao gây khó khăn và tốn kém trong điều trị bệnh.
- Dị ứng, “shock”do dùng không đúng nhóm kháng sinh…
Mục đích:
Tiêu chảy cấp do dùng kháng trở nên nguy hiểm và rất phổ biến trên thế giới (đặc biệt các nước đang phát triển). Bởi vậy các nhà khoa học đã thành lập ra một hiệp hội nghiên cứu về vấn đề này - Hiệp hội phòng chống tiêu chảy do dùng kháng sinh viết tắt là ADD (Antibiotic Associated Diarrhea)
Bài viết này là tổng hợp các nghiên cứu có sẵn về vai trò của men vi sinh (probiotic: L.acidophilus và L.casei) để ngăn ngừa và điều trị “tiêu chảy cấp” khi dùng kháng sinh (ADD) và ỉa chảy do Clostridium (Clostridium Di cile Associated Diarrhea - CDAD).
Vai trò của men vi sinh (probiotic) trong điều trị tiêu chảy cấp
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi dùng men vi sinh (probiotic) giảm được số ngày nằm điều trị tiêu chảy tại các cơ sở y tế lên tới 44% cho nhóm ADD và 71% cho nhóm CDAD.
- Việc dùng men vi sinh (probiotic) giảm được số ngày điều trị hoặc giảm tần suất nhập viện trở lại (thường gặp ở các trường hợp ỉa chảy AAD/ CDAD) là rất có ý nghĩa:
- Giảm được chi phí điều trị
- Giảm ngày công lao động của người bệnh
- Giảm tỷ lệ còi xương suy dinh dưỡng do tiêu chảy ở trẻ em…
- Giúp đưa ra được một chiến lược chung cho việc sử dụng kháng sinh: Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, ưu tiên sử dụng các nhóm có khả năng nhạy cảm cao với vi khuẩn (phổ kháng khuẩn rộng).
- Các nhà nghiên cứu cùng đồng thuận về khuyến cáo sử dụng kháng sinh: Nên sử dụng phối hợp Kháng sinh cùng men vi sinh (probiotic: L.acidophillus và L.casei) để giảm các tác dụng phụ - tiêu chảy cấp và hậu quả gây ra bởi AAD và CDAD.
Nếu bạn cần được chia sẻ & tư vấn cụ thể hay bạn cần giải đáp thắc mắc về sức khỏe. hãy nhấc máy lên và gọi cho Mediproduct – chúng tôi luôn lắng nghe & chia sẻ cùng bạn!
ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 096 432 0808
Nguồn tham khảo: www.mediproduct.vn