Phần 2 - Các chủng men vi sinh

Phần 2 - Các chủng men vi sinh

23/03/2017 Đăng bởi: Trần Thanh Hùng

Phần 2:

CÁC CHỦNG MEN VI SINH (Probiotics) THƯỜNG GẶP và TÁC DỤNG

Trong hệ tiêu hóa của chúng ta luôn tồn tại một hệ vị sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và vi sinh vật có hại (vi khuẩn gây bệnh), khi một nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng hệ này thì cơ thể chúng ta có nguy cơ bị bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, viêm đại trực tràng ... Hệ vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) bao gồm các chủng vi khuẩn có lợi và hệ nấm men có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

BẠN CÓ BIẾT?

(1) Lợi khuẩn Bifidobacterium

Bifidobacterium: thuộc nhóm vi khuẩn Gram (+), có dạng hình que, phân nhánh, là trực khuẩn kị khí, không sinh bào tử. Do không có tiên mao nên bất động, ưa ẩm, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 31 độ C - 40 độ C. Lên men lactic dị hình, sản phẩm chính là acid aceticacid lactic, không sinh CO2.

+ Trong nhóm này có rất nhiều chủng khác nhau: Bifidobacterium difidum/ Bifidobacterium breve/ Bifidobacterium infantis/ Bifidobacterium longum.

(2) Lợi khuẩn Lactobacillus

+ Lactobacillus: là trực khuẩn Gram (+) không sinh bào tử. Vi khuẩn có dạng hình que hay hình cầu. Thuộc dạng hiếu khí hay kị khí, ưa acid. Xếp riêng lẻ hoặc thành chuỗi. Môi trường sống chủ yếu trên chất nền chưa carbohydrate (lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng).

+ Một số chủng hay gặp như: Lactobacillus acidophilus/ Lactobacillus bulgaricus/ Lactobacillus casei/ Lactobacillus plantarum/ Lactobacillus rhamnosus/ Lactobacillus GG.

(3) Lợi khuẩn Bacillus

+ Bacillus: là các trực khuẩn gram (+) có khả năng sống trong môi trường Ph=7, một số chủng có khả năng trong môi trương Ph cao hơn. Chúng có khả năng sinh các Enzyme ngoại sinh giúp hệ tiêu hóa hấp thu các dưỡng chất tố hơn.

+ Một số chủng thường gặp như: Bacillus clausii, Bacillus subtiitus, Bacillus coagulans

(4) Lợi khuẩn Streptococcus thermophilus

+ Streptococcus thermophilus: có tác dụng làm giảm nguy cơ bị tiêu chảy AAD (antibiotic-associated diarrhea), là tác dụng của việc sử dụng kháng sinh, có tác dụng phụ tiêu diệt vi khuẩn có lợi và sản sinh ra vi khuẩn có hại cho người gây tiêu chảy.

+ Nhiều chứng minh cho thấy ở người lớn sử dụng sữa chua chứa các thành phần Streptococcus thermophilus sẽ ít nguy cơ mắc tiêu chảy hơn so với những người không sử dụng.

VAI TRÒ CỦA LỢI KHUẨN (men probiotics)

(*) Vai trò tác động kháng khuẩn: Giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh cụ thể là:

+ Tiết ra các chất kháng khuẩn: Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng có thể ức chế cả khuẩn Gram (+) và Gram (-), gồm có các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất diệt khuẩn.

+ Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những sinh vật mang mầm bệnh có thể sống được mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và sự tạo ra các độc tố.

+ Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông qua sự tạo ra các acid beo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic.

+ Cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dinh vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh.

(*) Tác động trên mô biểu bì ruột: 

+ Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.

+ Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn.

+ Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.

(*) Tác động miễn dịch

+ Lợi khuẩn (Probiotic) được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho đường ruột.

+ Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.

+ Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.

+ Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.

(*) Tác động đến vi khuẩn đường ruột

+ Điều chỉnh thành phần cấu tạo của chủng vi khuẩn đường ruột. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của giống vi khuẩn.

+ Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại probiotic.

+ Vi khuẩn probiotic điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột. Probiotic có thể làm giảm pH của bộ phận tiêu hóa và có thể theo cách đó sẽ gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột. Đồng thời tăng sự dung nạp đường lactose: giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn gây hại.

(*).Một số vai trò khác đối với cơ thể

+ Chống dị ứng: thực phẩm probiotic góp phần chống lại một số dị ứng của cơ thể, cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như (folic acid, niacin, riboflavin, vitamin B6 và B12).

+ Chống ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn probiotic có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư bàng quang. Ngoài ra còn có tác dụng khử chất độc gây ung thư có trong cơ thể và làm chậm sự phát triển của các khối u bướu.

+ Giảm mỡ máu: Probiotic có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh, làm giảm huyết áp cao.

+ Tăng sức đề kháng: Ngoài ra còn giúp nhanh chóng bình phục sau khi mắc bệnh tiêu chảy và sử dụng nhiều kháng sinh.

+ Lợi khuẩn ngày càng có nhiều giá trị thiết thực với con người như: Củng cố thành ruột bằng cách "ngăn chặn" sự phát triển của các vi khuẩn gây hại gây bệnh.

+ Hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi và ức chế vi khuẩn có hại giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để chống tiêu chảy do nhiễm trùng.

+ Kích thích hoạt tính men Lactase của cơ thể nhằm cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu Lactose ở những người ít hay không dung nạp Lacto.

+ Tăng cường sức đề kháng của ruột do kích thích lên hệ miễn dịch, sản xuất các axit mạnh, chuyển hoá và bài tiết chất độc và chiếm chỗ của các chủng vi khuẩn gây bệnh.

+ Kích thích đáp ứng miễn dịch tại chỗ dẫn đến có lợi cho hệ miễn dịch.

+ Giảm hấp thu Cholesterol.

(*) Tài liệu tham khảo:

Seppo Salminen, Atte von Wright, Arthur Ouwehand; Lactic Acid Bacteria Microbiological and Functional Aspects Third Edition, Revised and Expanded (phần I chương 19, phần X chương 19, phần XI chương 19, phần XII chương 19: safety of novel probiotic bacteria; trang 23 đến 33; chương 11:Antimicrobial Components from Lactic Acid Bacteria, trang 389-401; chương 22 trang 624, chapter 11, p401).

Phần 3:

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MEN VI SINH (probiotic) VÀ MEN TIÊU HÓA (enzyme)

 

Nếu bạn cần được chia sẻ & tư vấn cụ thể về việc sử dụng men vi sinh để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho Mediproduct – chúng tôi luôn lắng nghe & chia sẻ cùng bạn!

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0964320808

Nguồn tham khảo: www.mediproduct.vn

Gửi bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: